Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng nâng cấp bản thân. Từ đó, các tập thể cũng phải luôn cải tiến trong công việc, đặc biệt là trong quá trình sản xuất. Nói đến những kỹ thuật tân tiến hiện nay, có khả năng thay thế sức lao động của con người, phải kể đến các dây chuyền sản xuất được áp dụng trong các nhà máy.
Dây chuyền sản xuất là gì?
Vậy trước tiên, ta cần phải tìm hiểu khái niệm “ dây chuyền sản xuất “ là gì? Dây chuyền sản xuất là một hệ thống liên kết các máy móc, thiết bị, công nghệ để sản xuất hàng loạt, chuyển đổi nguyên liệu từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Dây chuyền sản xuất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất ô tô, điện tử, hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác
Tại sao nên áp dụng dây chuyền sản xuất vào các nhà máy?
Trong quá trình sản xuất, nếu áp dụng dây chuyền sản xuất sẽ tiết kiệm tối đa thời gian chết của nhân công lao động như: thời gian giải lao, thời gian ngừng khi thao tác,... Ngoài ra, khi sử dụng dây chuyền sản xuất sẽ đảm bảo độ chính xác trong các thao tác lên đến 100% và hạn chế tối đa rủi ro tai nạn lao động. Đặc biệt, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ tăng lên, đồng thời giảm chi phí sản xuất.
Những ngành nghề nào nên áp dụng dây chuyền sản xuất?
Như bài viết đã đề cập, với những ưu điểm của dây chuyền sản xuất thì bất cứ ngành sản xuất nào cũng có thể áp dụng công nghệ này. Một số ngành tiêu biểu như:
1. Luyện kim: Ngành nghề đang phát triển ở Việt Nam với nhiệm vụ chính là nghiên cứu những tính chất vật lý, hóa học để tạo ra các hợp kim. Từ đó, nhiều ngành liên quan như: xây dựng, sản xuất được phục vụ
2. Khai thác than: Đây được coi là ngành lâu đời tại nước ta và hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển. Với trữ lượng than lớn tại Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang sử dụng rất nhiều các thiết bị máy móc để thay thế cho con người nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cải thiện chất lượng sản xuất.
3. Sản xuất phân bón: Nông nghiệp là ngành chủ đạo của nước nhà đòi hỏi một lượng lớn phân bón được cung cấp cho nông dân và các trang trại. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất phân bón nội địa. Sử dụng hệ thống máy móc góp phần nâng cao chất lượng và số lượng thành phẩm, phục vụ cho nhu cầu của ngành nông nghiệp.
4. Công nghiệp năng lượng: đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Tất cả các máy móc hay các thiết bị gia dụng đều được vận hành bởi năng lượng như điện. Vì thế, một dây chuyền sản xuất hiện đại, tối ưu là cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp luôn ổn định và phù hợp về giá cho người sử dụng
Gửi bình luận