8 điểm cần lưu ý để giảm thiểu thời gian chuyển đổi mã hàng trong ngành bánh kẹo
Cập nhật: 12/01/2022 08:23 - lượt xem: 969
Trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, việc chuyển đổi linh hoạt, thích ứng nhanh để phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường rất quan trọng và then chốt. Nếu không làm tốt quá trình chuyển đổi giữa các lô sản phẩm và kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng định dạng, bao bì sản phẩm sẽ mang lại nhiều hậu quá khó lường trước, nhất là trong những kỳ lễ như phục sinh, giáng sinh, trung thu, tết nguyên đán và nhiều ngày lễ khác.
Với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo phải liên tục tay đổi mẫu mã. Những điều này trở thành thách thức đối với chuỗi cung ứng, khi mà việc thay đổi nhanh chóng các mã sản phẩm trong nhà máy sản xuất bánh kẹo ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất làm việc.
Có nhiều đề xuất để giảm thiểu thời gian chuyển đổi mã hàng trong ngành bánh kẹo như sau:
Lưu ý 1: Lập kế hoạch trước
Giai đoạn lập kế hoạch nên được hoàn thiện một cách sớm nhất để đưa ra một quy trình sản xuất cụ thể đáp ứng mục tiêu sản xuất đối với thị trường, phục vụ người tiêu dùng và có thể dự báo các giai đoạn cao điểm. Đặc biệt, thị trường này đòi hỏi các sản xuất được các lô nhỏ theo từng nhu cầu cụ thể.
Lưu ý 2: Cần cải tiến liên tục
Không chỉ ở các dịp lễ lớn, rất nhiều tiềm năng khi nhu cầu đóng gói hợp đồng cho những đơn vị nhỏ lẻ hơn trong một khoảng thời gian giới hạn. Vậy nên, việc lập kết hoạch ở giai đoạn đầu tiên cực kỳ quan trong để đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng về tính năng và định dạng của sản phẩm. Ví dụ: đóng gói sản phẩm socola cần sử dụng nhiều vật liệu đóng gói với đa dạng mẫu mã sản phẩm hơn những sản phẩm bánh kẹo khác.
Lưu ý 3: Cần phương pháp phù hợp
Việc chuyển đổi cần có kế hoạch cẩn thận, hiệu quả và có quy trình để tối ưu. Điển hình như quy trình “SMED”, đây là phương pháp được phân tích và phân chia theo các bước chuyển đổi khác nhau giúp tinh gọn quy trình sản xuất và kiểm soát được các quy trình thực hiện đơn lẻ. Ví dụ: điều chỉnh kích thước sản phẩm của băng tải và trao đổi các bộ phận trong máy trong quá trình chuyển đổi mã hàng.
Lưu ý 4: Xác định và tối ưu hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài
Cần phân loại được các hoạt động bên trong và bên ngoài của dây chuyền sản xuất. Quá trình bên trong để thay thế một nhóm thiết bị hoặc một thiết bị cụ thể được thực hiện khi máy tắt. Quá trình bên ngoài có thể được thực hiện khi máy đang bật mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất cũng cực kỳ hữu ích, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị phụ trợ khác để theo dõi quy trình và từng giai đoạn một cách cụ thể và chính xác.
Khi quá trình đã được ghi lại, phân tích và chuẩn hóa, các cải tiến có thể bắt đầu thực hiện. Một trong những chiến lược là chuyển đổi các hoạt động nội bộ thành các hoạt động bên ngoài đồng thời tối ưu hóa cả hai giai đoạn.
Ví dụ, trong việc tiến hành lập kế hoạch và phân tích dữ liệu có thể xác định được người điều hành sản xuất quan trọng nhất và cần liên tục hiện đại hóa các hệ thống máy móc.
Lưu ý 5: Lựa chọn đối tác phù hợp
Các nhà cung cấp máy đóng gói tự động thường có nhiều sản phẩm với các định dạng khác nhau cho khách hàng lựa chọn, và có những sản phẩm giúp giảm thiểu thời gian đóng gói xuống rất ngắn chỉ trong vài phút.
Vì vậy, một dây chuyền đóng gói tốt, phù hợp là cực kỳ cần thiết, đồng thời phảm đảm bảo được yếu tố, giảm thiểu thời gian nhàn rỗi của máy móc trong quá trình chuyển đổi mã hàng.
Đây cũng chính là lý do quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp máy móc dây chuyền sản xuất tự động phù hợp, chất lượng và có công nghệ cao, đặc biệt đối với các sản phẩm móc sản xuất sản phẩm có tính chất khác biệt. Chẳng hạn như socola là một sản phẩm rất nhạy cảm đối với môi trường có nhiệt độ hay độ ẩm cao. Điều này liên quan đến các khía cạnh trong thời gian nhàn rỗi trong quá trình chuyển đối sản xuất.
Lưu ý 6: Đầu tư vào các công cụ tự động hóa
Ứng dụng pucks, pallet và nhiều công cụ khác giúp giảm thiểu thời gian chuyển đổi, giảm tỷ lệ sai sót và tăng cường vệ sinh hạ nguồn, tẩy sạch dây chuyền. Chúng giúp vận chuyển sản phẩm ổn định, giảm thiểu thời gian thay đổi.
Lưu ý 7: Phương pháp FIFO có thể giúp gì cho ngành Bánh kẹo
Sử dụng bộ đệm vi mô (FIFO) hoạt động với phương pháp nhập trước vào trước, là công cụ tối ưu hóa cho các giai đoạn sản xuất và chuyển đổi dây chuyền sản xuất
Thông thường, FIFO là một trong những phương pháp khả thi để cải thiện việc quản lý kho sản phẩm Bánh kẹo, giúp cân bằng dòng sản xuất. Ví dụ, bộ đệm vi mô cho phép một máy thượng lưu tiếp tục chạy trong khi thiết bị hạ nguồn đang được điều chỉnh sang định dạng mới.
Làm sạch là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa các giai đoạn chuyển đổi. Vì lý do này, hệ thống làm sạch tại chỗ (CIP) rất hữu ích vì chúng cho phép làm sạch thiết bị nhanh chóng trong trường hợp xảy ra tai nạn như đổ sản phẩm. Hơn nữa, làm sạch nhanh đặc biệt quan trọng trong ngành như Bánh kẹo, ngành mà cần phải đáp ứng các tiêu chí vệ sinh rất hạn chế, đặc trưng của ngành thực phẩm.
Lưu ý 8: Ứng dụng Robot để tối ưu hóa nguồn nhân lực
Việc ứng dụng robot giúp tăng cường và tối đa hóa sản xuất. Ví dụ: cánh tay robot giúp các giai đoạn xử lý và đóng gói dễ dàng hơn, trong khi robot cộng tác là lý tưởng cho việc xếp hàng cuối dòng giúp hoạt động đóng gói được thực hiện trơn tru và giảm thiểu tối đa nhân lực thực hiện trong những công việc nặng nhọc kéo dài, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất.
Hơn nữa, ứng dụng robot vào quá trình sản xuất cũng giảm yêu cầu về nguồn nhân lực và tối ưu hóa nhân công trong các hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Tóm lại, việc ứng dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất giúp tăng năng suất, giảm nhân công lao động và giảm thời gian chuyển đổi mã hàng trong ngành bánh kẹo.
Tham khảo các dây chuyền đóng gói tự động:
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA ETEK
Địa chỉ trụ sở chính 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội
Gửi bình luận