Dây chuyền sản xuất thực phẩm hoạt động như thế nào?
Cập nhật: 13/03/2023 10:36 - lượt xem: 3765
Dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm là một chuỗi hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại hoàn thiện các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn của sản phẩm cuối cùng.
Dây chuyền sản xuất bánh quy tự động
Vậy dây chuyền sản xuất thực phẩm hoạt động như thế nào? Dưới đây là 5 nhiệm vụ chính của dây chuyền sản xuất thực phẩm trong nhà máy: - Chọn nguyên liệu và kiểm tra sản phẩm đầu vào
- Xử lý nguyên liệu
- Chế biến nguyên liệu
- Công đoạn bảo quản
- Đóng gói sản phẩm cuối cùng
1. Chọn nguyên liệu và kiểm tra sản phẩm đầu vào
Việc chọn nguyên liệu là cực kỳ quan trọng. Trước khi bắt đầu sản xuất, nguyên liệu phải được kiểm tra đầu vào để đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm. Trong chu trình sản xuất chế biến thực phẩm, các hoạt động chuẩn bị ban đầu tập trung vào việc chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm thô cho các quy trình tiếp theo - thường là chế biến cơ học hoặc hóa học. Dây chuyền kiểm tra sản phẩm tiến hành tách nguyên liệu mong muốn khỏi nguyên liệu có chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn. Khi làm như vậy, các nhà sản xuất có thể đảm bảo sản xuất thực phẩm có chất lượng cao và đồng nhất, cũng như loại bỏ tạp chất và chất gây ô nhiễm có thể làm suy giảm hoặc làm hỏng nguyên liệu hoặc thiết bị thực phẩm Bước 1: Làm sạch
- Loại bỏ tạp chất và chất gây ô nhiễm ( đất, côn trùng, vi khuẩn, hóa chất,...) khỏi bề mặt của nguyên liệu thực phẩm thô thông qua các quy trình làm sạch khô và ướt
- Phân loại và tách tạp chất lạ và chất gây ô nhiễm khỏi nguyên liệu thực phẩm thô dựa trên đặc tính vật lý có thể đo lường được (thường là kích thước, hình dạng, trọng lượng hoặc màu sắc) Bước 2: Đánh giá
- Liên quan chặt chẽ đến quá trình phân loại sản phẩm
- Đánh giá một số đặc điểm của thực phẩm (hương vị, hư hỏng, màu da, mùi thơm,...) để xác định chất lượng tổng thể Bước 3: Phân loại
- Loại bỏ nguyên liệu không đảm bảo để tăng chất lượng tổng thể/hình thức của sản phẩm cuối cùng
2. Xử lý nguyên liệu
Sau khi kiểm tra đầu vào, các nguyên liệu được xử lý để chuẩn bị cho quy trình sản xuất. Các bước xử lý có thể bao gồm: rửa, sơ chế, cắt, thái, nghiền, trộn hoặc làm chín.
Các hoạt động xử lý có thể thu nhỏ, phóng to, đồng nhất hoặc thay đổi dạng vật lý của thực phẩm rắn, bán rắn và lỏng. Bằng cách thay đổi hình thức và kích thước của thực phẩm, các nhà sản xuất có thể tạo điều kiện thuận lợi và tăng hiệu suất và hiệu quả của các quy trình tiếp theo, cải thiện chất lượng tổng thể và khả năng an toàn, đồng thời cho phép sản xuất nhiều loại sản phẩm hơn nữa.
Dây chuyền xử lý hoa quả, dây chuyền xử lý thực phẩm
Dây chuyền sản xuất nguyên vật liệu được phân loại thành nhiều công đoạn tách biệt, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, cụ thể như
- Thu nhỏ kích thước sản phẩm: Giảm thích thước nguyên liệu của chất rắn thực phẩm thông qua các quá trình cơ học liên quan đến lực nén, cắt, nghiền hoặc bằng các lực tác động khác.
- Mở rộng kích thước sản phẩm: Tăng kích thước sản phẩm trung bình của chất rắn thực phẩm thông qua các quá trình cơ học, chẳng hạn như ép đùn, kết tụ hoặc tạo hình thông khuôn, máy.
- Đồng nhất hóa (còn được gọi là nhũ hóa): Giảm kích thước hạt trung bình và tăng tính nhất quán của thực phẩm bán rắn và lỏng
- Pha trộn: Kết hợp hoặc phân tán hai hoặc nhiều thành phần vào nhau để đạt được và duy trì hỗn hợp đồng nhất (bồn khuấy thực phẩm, máy trộn bột, máy trộn chất rắn,..)
3) Chế biến thực phẩm
Sau khi xử lý nguyên liệu, các thành phần được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Quy trình này bao gồm: nấu, nướng, hấp, chiên, rán, cấp đông,...
Tùy thuộc vào việc ứng dụng (và hoạt động của thiết bị cụ thể) nhằm mục đích làm nóng hoặc làm mát nguyên liệu thực phẩm, thiết bị truyền nhiệt có thể được sử dụng để hướng nhiệt tới hoặc ra khỏi vật liệu tương ứng. Dây chuyền chế biến thực phẩm bằng nhiệt có thể gây ra không chỉ những thay đổi vật lý trong nguyên liệu thực phẩm mà còn cả những thay đổi về hóa học, hóa sinh và sinh học. Những thay đổi này có thể biến đổi và ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của các sản phẩm thu được - chẳng hạn như thay đổi cấu trúc hóa học hoặc tăng hương bị - và dùng như một phương pháp bảo quản rằng các ứu chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật hoặc enzym gây hư hỏng nguyên liệu. Có nhiều công đoạn, nhiệm vụ được sử dụng trong giai đoạn xử lý nhiệt, bao gồm: gia nhiệt, làm bay hơi, thanh trùng, khử trùng, chần, nấu, hấp, quay, chiên, nướng,..
4) Quy trình bảo quản
Nhiều hoạt động xử lý nhiệt được nêu ở trên được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng đóng vai trò trong việc bảo quản. Mặc dù cũng có sự chồng chéo đáng kể giữa thiết bị xử lý nhiệt và thiết bị bảo quản, nhưng phần này chúng ta sẽ tập chung vào các phương pháp, quy trình và thiết bị bảo quản khác.
Thịt và các sản phẩm từ thịt chuẩn bị để bảo quản đông lạnh
Giai đoạn bảo quản của chu trình sản xuất chế biến thực phẩm nhằm mục đích cuối cùng là ngăn ngừa hoặc hạn chế sự hư hỏng, tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm. Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau, từ làm lạnh đến chiếu xạ, mỗi phương pháp đều có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật và enzym trong nguyên liệu thực phẩm hoặc ít nhất là hạn chế và làm giảm hoạt động của chúng. - Bảo quản bằng hóa chất
- Bảo quản bằng chế biến nhiệt
- Bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ
- Bảo quản bằng làm lạnh
5) Quy trình đóng gói
Sau giai đoạn chuẩn bị và chế biến, nguyên liệu thực phẩm thường trải qua một hoặc nhiều hoạt động sau chế biến, giúp tạo ra sản phẩm thực phẩm cuối cùng và hoàn thành chu trình sản xuất chế biến thực phẩm, đóng gói sản phẩm hoàn thiện. Dây chuyền đóng gói thực phẩm thực hiện một số chức năng, bao gồm:
- Lưu trữ: Cất giữ, chứa thực phẩm cho đến khi chúng được sử dụng
- Bảo vệ và bảo quản: Tạo ra một rào cản vật lý giữa các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến và các biến số vật lý, vi sinh vật trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối có thể gây hư hỏng, nhiễm bẩn hoặc giảm chất lượng
- Thuận tiện: Cho phép chia nhỏ các nguyên liệu theo vật liệu và thể tích để người tiêu dùng dễ sử dụng hơn, cũng như tiên lợi trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối.
- Giao tiếp: Giúp xác định thành phần thực phẩm và nêu ra hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, xử lý cũng như tạo cơ hội xây dựng thương hiệu và tiếp thị.
Dây chuyền đóng gói sản phẩm dạng chai
Ngoài ra, bao bì thực phẩm có sẵn ở một số dạng, ví dụ: hộp, gói, lọ, chai, lon,..Tùy thuộc vào chất liệu, hình dáng, kích thước hay dạng đóng gói được sử dụng để đóng gói nguyên liệu thực phẩm, hoạt động đóng gói và thiết bị được sử dụng để thực hiện chúng có thể khác nhau đáng kể. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến dây chuyền đóng gói được sử dụng bao gồm loại và hình thức sản phẩm thực phẩm cũng như các yêu cầu về bảo quản, xử lý, phân phối và tiếp thị
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA ETEK
Địa chỉ trụ sở chính 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội
Gửi bình luận