Kho thông minh là gì và các ứng dụng của kho thông minh

Kho Thông Minh Là Gì Và Các Ứng Dụng Của Kho Thông Minh

Cập nhật: 07/12/2024 09:13 - lượt xem: 268

Bạn có thể đã quen thuộc với những nhà kho truyền thống nơi có không gian mở, rộng rãi để nhận và lưu trữ hàng hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, kho thông minh ra đời giúp thực hiện các nhiệm vụ này nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. 

Về cơ bản, kho thông minh đề cập đến việc kết hợp Trí tuệ nhân tạo, Robot và Internet vạn vật (IOT) để tự động hóa cũng như số hóa các hoạt động phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công và quy trình trên giấy tờ của nhà kho truyền thống.

Nếu bạn là một doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện hoạt động kho bãi, bài viết này là dành cho bạn, hãy theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về kho thông minh và những ứng dụng quan trọng đối với doanh nghiệp. 

1. Kho thông minh là gì?

kho thông minh

Kho thông minh ( Smart Warehouse) hay kho hàng thông minh có thể hiểu là khu vực lưu trữ hàng hóa, vật tư sử dụng công nghệ hoặc máy móc để thực hiện các hoạt động kho. 

Kho thông minh có thể xử lý các yêu cầu nhanh chóng hơn so với các mô hình truyền thống. Các hoạt động kho bãi như tiếp nhận đơn hàng, đếm hàng hóa, lưu trữ hàng hóa đều được thực hiện chính xác hơn với kho thông minh. 

Kho thông minh có thể kết hợp nhiều công nghệ tự động khác nhau như hệ thống quản lý kho (WMS), cảm biến IoT và Robot tự động hóa để xây dựng một môi trường công nghệ trong đó hàng hóa và các yêu cầu về kho bãi được tiếp nhận, phân loại, nhận dạng, sắp xếp và cuối cùng là chuẩn bị vận chuyển đều được tự động hóa.

Hiện nay, dựa trên nhu cầu và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, kho thông minh có thể được thiết kế và lắp đặt sao cho phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

2. Ưu điểm của nhà kho thông minh

Nhà kho thông minh mang đến giải pháp tối ưu, cải thiện hiệu suất vận hành với nhiều lợi ích vượt trội. Tận dụng công nghệ hiện đại, các kho hàng không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng hiệu quả toàn diện.

a) Tối ưu hóa kho hàng thông minh: Tăng không gian, giảm nhân lực

Nhờ thiết kế thông minh, kho hàng có thể tận dụng chiều cao để xếp chồng hàng hóa, tối đa hóa diện tích sử dụng lên đến 80% so với kho truyền thống. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn tăng sức chứa của kho, cho phép lưu trữ số lượng pallet lớn hơn đáng kể.

Ngoài ra, với hệ thống nhà kho tự động còn giúp làm giảm nhu cầu sử dụng lao động thủ công. Chỉ cần một đội ngũ nhỏ để quản lý và vận hành, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 50% nhân lực so với các kho hàng truyền thống.

b) Tăng tốc độ và sự chính xác khi vận hành

Các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy quét thông minh, robot tự động vận chuyển hàng hay hệ thống băng tải giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng nhanh hơn rất nhiều. 
Mỗi pallet trong kho đều được quản lý bởi mã định danh riêng, cho phép xác định chính xác vị trí và thông tin sản phẩm, từ đó giảm thiểu tối đa lỗi ghi nhãn, thất lạc hoặc sai sót trong việc xuất nhập hàng hóa.

c) Tiết kiệm chi phí vận hành

Việc triển khai hệ thống kho thông minh mang đến khả năng giảm thiểu chi phí vận hành một cách hiệu quả nhờ tự động hóa các quy trình. Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, nhu cầu sử dụng lao động thủ công được cắt giảm đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách dành cho nhân sự.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện đại đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hoặc sai lệch dữ liệu, từ đó giảm thiểu các tổn thất không đáng có.

d) Quản lý kho hiệu quả và linh hoạt

Hệ thống thông minh cập nhật thông tin kho hàng theo thời gian thực, hiển thị đầy đủ các dữ liệu như số lượng sản phẩm, tình trạng tồn kho hay vị trí lưu trữ… Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng tình hình và xử lý kịp thời mọi vấn đề phát sinh.

e) Nâng cao dịch vụ khách hàng

Với quy trình xuất nhập nhanh chóng, chính xác, nhà kho thông minh giúp rút ngắn thời gian giao hàng và tăng tính chính xác trong việc xử lý đơn đặt hàng. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

f) Theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho toàn diện

Với công nghệ RFID, mã vạch và cảm biến tích hợp được tích hợp trong kho thông minh, các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi luồng di chuyển của sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Từ đó, việc lập kế hoạch sản xuất và phân phối trở nên chính xác hơn, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.

>>> Nhà kho thông minh là giải pháp không thể thiếu trong thời đại công nghệ 4.0, mang lại lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình kho tối ưu, hãy liên hệ ngay ETEK để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất!

hệ thống kho thông minh

3. Hạn chế khi lựa chọn giải pháp kho thông minh

Các tổ chức doanh nghiệp khi chuyển đổi sang kho thông minh có thể nhận thấy những lợi ích vượt trội mà hệ thống này mang lại, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận các mặt hạn chế của nhà kho thông minh như: 

a) Vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư

Các kho thông minh tạo ra một lượng lớn dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho, hoạt động vận hành và thông tin khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo mật hiệu quả, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ bị truy cập trái phép, rò rỉ thông tin hoặc vi phạm quy định về bảo mật. 

Đây là rủi ro đáng kể mà doanh nghiệp cần tập trung giải quyết để đảm bảo sự tin cậy của khách hàng và an toàn dữ liệu.

b) Đào tạo và sự thích nghi mới đối với lượng lao động

Việc chuyển đổi sang kho thông minh không chỉ đơn thuần là tích hợp công nghệ mà còn đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong cách vận hành. Điều này bao gồm việc cải tổ nhân sự, đồng thời cung cấp chương trình đào tạo để đội ngũ lao động làm quen và sử dụng hiệu quả các hệ thống mới.

Tuy nhiên, quá trình này thường tốn kém về chi phí và thời gian, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn hoặc chưa quen với công nghệ hiện đại. 

Nhìn chung, khi lựa chọn giải pháp kho thông minh, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng các hạn chế này và xây dựng kế hoạch khắc phục phù hợp để tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.  

4. Các thiết bị tích hợp trong nhà kho thông minh 

4.1. Kho AS/RS

Kho AS/RS là một hệ thống kho được thiết kế để tự động hóa các hoạt động lưu trữ và xuất nhập hàng hóa được ứng dụng trong kho thông minh. kho bao gồm các giá lưu trữ sản phẩm và thiết bị xử lý tự động như cần trục xếp chồng, có nhiệm vụ di chuyển hàng hóa vào và ra khỏi kệ. Các băng tải nối kết các lối vào và lối ra giúp việc vận chuyển hàng hóa trong kho diễn ra trơn tru và nhanh chóng, đồng thời tối ưu hóa không gian lưu trữ


4.2 Xe Tự Hành AGV / Robot Di Động Tự Động AMR

AGV và AMR là các phương tiện tự động di chuyển trong kho, giúp vận chuyển hàng hóa mà không cần sự can thiệp của con người. Chúng sử dụng các cảm biến và hệ thống điều hướng tự động để di chuyển hàng hóa đến các vị trí khác nhau trong kho, từ đó giảm chi phí lao động và tăng tốc độ vận hành.

 


4.3 Hệ Thống Băng Tải Thông Minh

Băng tải thông minh giúp di chuyển hàng hóa trong kho một cách hiệu quả và tự động. Các hệ thống băng tải này có thể điều chỉnh tự động luồng hàng hóa và phối hợp với các công nghệ khác như AGV, giúp quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liền mạch và nhanh chóng

4.4 Hệ Thống Pick to Light

Hệ thống Pick to Light sử dụng đèn LED hoặc tín hiệu ánh sáng để hướng dẫn người làm việc chọn hàng hóa chính xác, từ đó cải thiện tốc độ và độ chính xác khi chọn hàng. Hệ thống này rất hiệu quả trong việc giảm thiểu sai sót và nâng cao năng suất trong các kho có lượng hàng hóa lớn.

4.5 Kho Thông Minh Kardex

Kardex cung cấp các giải pháp kho thông minh kết hợp giữa lưu trữ và truy xuất tự động với việc quản lý kho theo thời gian thực. Các hệ thống của Kardex giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm thiểu sự can thiệp của con người, đồng thời có thể dễ dàng mở rộng khi nhu cầu kho tăng lên.

4.6 Phần Mềm Quản Lý Kho WMS

Phần mềm WMS (Warehouse Management System) là công cụ quan trọng trong việc quản lý kho thông minh. Nó giúp theo dõi hàng hóa trong kho theo thời gian thực, tối ưu hóa các quy trình lưu trữ và truy xuất và đảm bảo các hoạt động kho diễn ra một cách chính xác. WMS có thể tích hợp dễ dàng với các hệ thống phần mềm hiện có của doanh nghiệp và linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau

4.7. Các Phần Mềm Liên Quan

Ngoài phần mềm quản lý kho WMS, các phần mềm khác như ERP, MES và OEE cũng đóng vai trò quan trọng trong kho thông minh.  

a) ERP (Enterprise Resource Planning)

Phần mềm ERP là một giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý mọi khía cạnh trong quá trình vận hành, từ sản xuất, tài chính, nhân sự, cho đến kho bãi. ERP tích hợp các dữ liệu từ nhiều bộ phận khác nhau vào một hệ thống duy nhất, giúp tăng cường tính liên kết giữa các quy trình. Trong kho thông minh, ERP giúp đồng bộ hóa thông tin hàng hóa, tối ưu hóa kế hoạch tồn kho và cải thiện khả năng dự báo nhu cầu.

b) MES (Manufacturing Execution System)

MES là phần mềm quản lý và giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực. Trong kho thông minh, MES giúp theo dõi việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm được sản xuất và vận chuyển đúng tiến độ. MES cung cấp dữ liệu về hiệu suất của từng quy trình, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện sự cố và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

c) OEE (Overall Equipment Effectiveness)

OEE là chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả hoạt động của các thiết bị trong kho. Phần mềm OEE theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị, tính toán tỷ lệ hoạt động thực tế của các máy móc, từ đó giúp các doanh nghiệp nhận diện các điểm yếu và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

Trong kho thông minh, việc sử dụng OEE giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống tự động như AGV, băng tải và các thiết bị xử lý tự động. Nhờ vào OEE, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu thời gian chết của thiết bị và nâng cao năng suất vận hành

Tất cả những công nghệ trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi kho truyền thống thành kho thông minh, giúp cải thiện hiệu quả vận hành và giảm chi phí. Các doanh nghiệp nên xác định nhu cầu và mục tiêu phát triển của mình để lựa chọn giải pháp phù hợp, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao năng suất.

 

ETEK hy vọng rằng những thông tin chia sẻ chi tiết phía trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về giải pháp kho thông minh hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai hệ thống kho thông minh cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ ngay với ETEK qua các thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết!

—————————————————————–

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA ETEK

Địa chỉ trụ sở chính 189 Phan Trọng Tuệ –Thanh Liệt- Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: (+84) 965.800.166

Hoặc để lại thông tin tại Boxchat

Website: etek.com.vn​

Các vị trí Tuyển dụng hấp dẫn từ ETEK

Gửi bình luận